SIX SIGMA
Định nghĩa
Six Sigma là gì?
Six Sigma là một tiêu chuẩn trong hệ thống sản xuất được sử dụng để cải thiện chất lượng tổng thể của sản phẩm đầu ra. Six sigma là một trong những tiêu chuẩn để đánh giá trong hệ thống QA và QC.
Mục đích chính của six sigma được sử dụng để loại bỏ các nguyên nhân gây ra hỏng hóc và sai lệch trong các sản phẩm được sản xuất. Tiêu chuẩn này thường được áp dụng trong các quy trình quản lý chất lượng sản phẩm.
Nói cách khác, tiêu chuẩn này thay vì tập trung vào xử lý các sản phẩm lỗi thì tiến hành cải thiện quy trình để ngăn lỗi xảy ra.
Hệ thống sản xuất áp dụng tiêu chuẩn six sigma (hoặc 5S/kaizen/kanban/zero defects) được gọi là sản xuất tinh gọn.

Tiêu chuẩn Six Sigma hoạt động như thế nào?
Về bản chất, six sigma dựa vào một số quy trình quản lý chất lượng khác để hoạt động. Chúng bao gồm các phương pháp thống kế như thu thập dữ liệu, biểu đồ và bảng.
Dựa vào các phương pháp thống kê, một quy trình không xuất hiện hơn 3 – 4 lỗi trên một triệu đơn vị sản phẩm thì mới đạt được theo tiêu chuẩn six sigma.
Six sigma là tiêu chuẩn thống kê cho thấy một quy trình kinh doanh hoạt động như thế nào.
Thực tế, một quy trình Six Sigma có sự hoàn hảo đến mức 99,99966%. Đây là cấp độ Sigma thứ 6, là cấp độ tối ưu nhất của một quy trình.

Quy trình 5 bước
Quy trình DMAIC là quy trình điển hình cho tiêu chuẩn six sigma bao gồm: Define (xác định), Measure (đo lường), Analyze (phân tích), Improve (cải tiến), Control (kiểm soát).
Chi tiết từng bước trong quá trình này:
Define (xác định) – six sigma:
- Thông qua nghiên cứu các mục tiêu và yêu cầu của doanh nghiệp để xác định quá trình sai và tập trung vào đó.
- Phác thảo vấn đề, mục tiêu và các công việc cần làm cho dự án.
Measure (đo lường) – six sigma:
- Đo lường hiệu suất ban đầu của quá trình.
- Các đo lường thống kê này tạo thành một danh sách các yếu tố có thể gây ra sự cố. Từ đó, tìm ra hiệu suất quy chuẩn của cả quá trình.
Analyze (phân tích) – six sigma:
- Phân tích các lý do tiềm ẩn dẫn đến lỗi và kiểm tra nó như là gốc rễ của vấn đề.
- Phân tích để xác định lý do gây ra lỗi trong quy trình.
Improve (cải tiến) – six sigma:
- Từ 3 bước, tìm ra phương pháp xử lý để cải tiến hiệu suất của toàn hệ thống.
Control (kiểm soát) – six sigma:
- Thêm các biện pháp kiểm soát vào quy trình để đảm bảo hệ thống không bị thoái lui và trở nên kém hiệu quả một lần nữa.
Lợi ích của hệ thống Six Sigma
Six sigma được áp dụng trong nhiều lĩnh vực ngành nghề bởi những lợi ích mà nó mang lại như:
- Six sigma giúp giảm chi phí, tăng lợi nhuận.
- Giải quyết các mâu thuẫn phát sinh trong quá trình vận hành kinh doanh.
- Lập kế hoạch chiến lược tập trung vào các lĩnh vực cần cải thiện.
- Củng cố lòng tin khách hàng và tạo sự tin dùng đối với người tiêu dùng.
- Mở rộng quy mô sản xuất, thúc đẩy doanh nghiệp tăng trưởng mạnh mẽ hơn.
DIGMAN GIẢI THÍCH
Trên đây là một số thông tin cung cấp những khái niệm cơ bản về Six Sigma. Và chúng tôi là DIGMAN, với hy vọng mang đến những kiến thức hữu ích đến với độc giả đang có nhu cầu tìm hiểu về vấn đề này.
Nếu có bất kỳ câu hỏi hay sự góp ý nào, bạn đừng ngần ngại mà hãy chia sẻ cho chúng tôi để bài viết thêm hoàn hảo hơn.