R&D / NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM
Định nghĩa
R&D là gì?
R&D là viết tắt của Research and Development, tức là quá trình nghiên cứu và phát triển sản phẩm, bao gồm chuỗi các hoạt động mà các công ty thực hiện để cải tiến và giới thiệu các sản phẩm, dịch vụ mới.
Mục tiêu chính của R&D là đưa các sản phẩm và dịch vụ mới của công ty ra thị trường. Đồng thời hoạt động này cũng đóng góp vào tăng trưởng lợi nhuận của công ty.
Hoạt động R&D có thể là cho một sản phẩm và dịch vụ mới hoàn toàn hoặc cũng có thể là cải tiến lại một sản phẩm hiện có của công ty.

Tại sao các doanh nghiệp cần nghiên cứu và phát triển sản phẩm?
Thực tế cho thấy, các doanh nghiệp hàng đầu hiện nay trên các lĩnh vực (điện thoại thông minh, phát triển phần mềm, thương mại điện tử,…) có thể sẵn sàng chi đến hàng tỷ đô la cho hoạt động R&D.
Có 4 lý do chính để các doanh nghiệp cần coi trọng hoạt động R&D đó là:
- Sản phẩm hiện có không còn đáp ứng đủ các nhu cầu mới của người tiêu dùng. Khi đó nó sẽ bộc lộ ra những nhược điểm mới.
- Ngày càng có nhiều sự cạnh tranh hơn với đối thủ trong nước và cả ngoài nước.
- Công nghệ kỹ thuật ngày càng hiện đại và tân tiến.
- Năng suất được cải thiện và tăng tỷ suất lợi nhuận lên cao hơn.
DIGMAN GIẢI THÍCH
Công nghệ in 3D trong hoạt động nghiên cứu và phát triển sản phẩm
Thông thường, hoạt động R&D tách biệt với hầu hết các hoạt động vận hành của một doanh nghiệp.
Hoạt động có thể nói như “bộ xương sống” trong chuỗi các hoạt động R&D đó là thiết kế và nghiên cứu trên sản phẩm thử nghiệm trước khi đi vào giai đoạn thương mại hóa.
Thông qua hoạt động thiết kế và nghiên cứu sản phẩm thử nghiệm có thể giúp:
- Nhóm thiết kế đánh giá trực quan sản phẩm về mặt cấu trúc, hình thức, thao tác, lắp ráp,…
- Nhóm nghiên cứu thử nghiệm công năng sản phẩm cũng như khảo sát trải nghiệm thực tế của người dùng trên phiên bản thử nghiệm.
Từ đó, doanh nghiệp sớm phát hiện ra các sai sót tiềm ẩn để kịp thời sửa đổi, phát triển cho đúng với nhu cầu của người dùng và giảm thiểu rủi ro sản phẩm mới hoạt động không như mong muốn.
Hiện nay, công nghệ in 3D là kỹ thuật phổ biến được các doanh nghiệp lựa chọn để thiết kế và nghiên cứu sản phẩm thử nghiệm.
Công nghệ này có thể linh hoạt để tạo ra từ các mô hình đơn giản cho đến mô hình có cấu trúc phức tạp. Đó có thể là một mockup sản phẩm hoặc prototype.
Ngày trước các nhóm R&D phải mất đến 180 ngày để nghiên cứu thành công một sản phẩm mới. Với công nghệ in 3D như hiện nay, quá trình này đã được rút ngắn chỉ còn khoảng 30 ngày.
Ngoài ra, nó cũng có thể giúp các doanh nghiệp tiết kiệm tới 50% chi phí cho hoạt động R&D.