POST-PROCESSING / XỬ LÝ HẬU KỲ
Định nghĩa
Post-Processing là gì? Một thuật ngữ để chỉ quá trình xử lý hậu kỳ sản phẩm sau quá trình in 3D. Mục đích của quá trình này là cải thiện tính thẩm mỹ, độ bền và các đặc tính khác của một sản phẩm in 3D.
Các kỹ thuật được sử dụng trong post-processing bao gồm: chà nhám, sơn, làm mịn lớp,… Nhiều người đam mê cosplay thông qua post-processing để làm cho các sản phẩm in 3D trông giống như chúng được làm từ vật liệu khác như kim loại, gỗ,…
DIGMAN GIẢI THÍCH
Hiện nay có 4 kỹ thuật phổ biến nhất trong công nghệ in 3D gồm FDM, SLA, SLS và SLM. Đối với mỗi kỹ thuật sẽ có các bước trong post-processing khác nhau. Tuy nhiên, dù là quy trình nào thì cũng đều tuân thủ 3 bước chung sau đây:
Làm sạch và chuẩn bị – trước khi post-processing:
- Đối với sản phẩm in 3D công nghệ SLA có 2 phương pháp để làm sạch phần nhựa dư thừa đó là rung siêu âm hoặc sử dụng bồn dung dịch tẩy rửa IPA.
Loại bỏ cấu trúc chống đỡ:
- Trong post-processing, việc loại bỏ các cấu trúc chống đỡ trên sản phẩm in có thể bằng tay hoặc bằng máy cắt.

Hoàn thiện sản phẩm in:
- Với SLA, bước này sẽ cho sản phẩm tiếp xúc với tia UV một lần nữa để tăng độ bền. Phương pháp là phơi ngoài ánh sáng mặt trời hoặc sử dụng các thiết bị chiếu sáng UV.

- Đối với các công nghệ in 3D khác, một số kỹ thuật thường xuyên sử dụng trong bước này như:
Trên đây là một số thông tin cung cấp những khái niệm cơ bản về Post-Processing – Xử lý hậu kỳ. Và chúng tôi là DIGMAN, với hy vọng mang đến những kiến thức hữu ích đến với độc giả đang có nhu cầu tìm hiểu về vấn đề này.
Nếu có bất kỳ câu hỏi hay sự góp ý nào, bạn đừng ngần ngại mà hãy chia sẻ cho chúng tôi để bài viết thêm hoàn hảo hơn.