CAM / GIA CÔNG CÓ SỰ HỖ TRỢ CỦA MÁY TÍNH

Định nghĩa

CAM là gì?

CAM (Computer-Aided Manufacturing) là thuật ngữ để chỉ quá trình gia công có sự hỗ trợ của máy tính. CAM là quá trình sử dụng phần mềm và máy móc do máy tính điều khiển để tự động hóa hoạt động sản xuất.

Ngoài ra, CAM cũng có thể được coi là việc sử dụng máy tính để hỗ trợ một số hoạt động sản xuất bao gồm lập kế hoạch, quản lý, vận chuyển và lưu trữ.

Mục đích chính của CAM là tạo ra một quy trình sản xuất nhanh hơn, các sản phẩm có tính nhất quán và độ chính xác cao hơn.

Một hệ thống CAM được chia thành 4 thành phần:

  • Mô hình kỹ thuật số được thiết kế bằng phần mềm CAD.
  • Phần mềm tạo ra các đường Toolpath (tập hợp các tọa độ mà máy sẽ tuân theo trong quá trình gia công) để cho máy biết cách tạo ra sản phẩm.
CAM là gì
CAM là gì? Các đường toolpath được thêm vào mô hình 3D kỹ thuật số.
  • Chuyển đổi các đường Toolpath thành một ngôn ngữ mà máy có thể hiểu được.
  • Máy móc để chế tạo sản phẩm từ các vật liệu thô.

DIGMAN GIẢI THÍCH

Quy trình trong hệ thống gia công có sự hỗ trợ của máy tính

Quy trình cho quá trình gia công có sự hỗ trợ của máy tính:

1. Tải tệp thiết kế hoàn chỉnh từ phần mềm CAD vào phần mềm CAM.

2. Phần mềm CAM sẽ bắt đầu thiết lập mô hình để chuẩn bị cho quá trình gia công:

  • Gia công là quá trình được kiểm soát để biến vật liệu thô thành một hình dạng xác định thông qua các kỹ thuật như cắt, khoan, tiện,…
  • Một số phần mềm CAM phổ biến như Fusion 360, FreeCAD, OpenBuild, HeeksCNC,…

3. Nguyên lý làm việc của phần mềm Computer-aided manufacturing:

  • Kiểm tra xem thiết kế có bất kỳ lỗi nào ảnh hưởng đến quá trình sản xuất hay không.
  • Tạo đường toolpath cho mô hình.
  • Cài đặt các thông số máy cần thiết nào. Ví dụ như tốc độ cắt, điện áp, chiều cao cắt,…

4. Chuyển đổi thông tin sang dạng ngôn ngữ lập trình G – Code mà máy móc có thể hiểu được. Đây sẽ là các hướng dẫn để điều khiển các hoạt động máy.

5. Tất cả thông tin dữ liệu sẽ được gửi đến máy móc để tiến hành gia công.

Lợi ích và ứng dụng của hệ thống CAM trong các ngành công nghiệp sản xuất

Một số loại máy móc công nghiệp hoạt động theo nguyên lý CAM:

  • Máy in 3D – 3D Printer.
  • Máy CNC – Computer Numerical Control Machine và CNC Routers.
  • Máy cắt laser, máy cắt Plasma – Laser Cutters, Plasma Cutters.
  • Máy phay / bào – Milling Machine.
  • Máy tiện – Lathes.
  • Máy phóng điện –  Electrical Discharge Machines (EDM).

Xuyên suốt quá trình hình thành và phát triển của hệ thống CAM, nó đã mang lại nhiều lợi ích to lớn cho các hoạt động sản xuất bao gồm:

  • Cải thiện khả năng hoạt động của máy. Điều này giúp tạo ra các sản phẩm tinh vi và chất lượng hơn.
  • Cải thiện năng suất hoạt động của máy. Điều này giúp tốc độ sản xuất các sản phẩm nhanh hơn bao giờ hết.
  • Tối ưu việc sử dụng vật liệu đối với một số kỹ thuật. Nó giúp tạo ra các sản phẩm có hình dạng phức tạp, giảm lượng chất thải và chi phí thấp.
CAM là gì
CAM là gì? Một số lĩnh vực ứng dụng hệ thống CAM trong quá trình sản xuất.

Trên đây là một số thông tin cung cấp những khái niệm cơ bản về CAM – Gia công có sự hỗ trợ của máy tính. Và chúng tôi là DIGMAN, với hy vọng mang đến những kiến thức hữu ích đến với độc giả đang có nhu cầu tìm hiểu về vấn đề này. 

Nếu có bất kỳ câu hỏi hay sự góp ý nào, bạn đừng ngần ngại mà hãy chia sẻ cho chúng tôi để bài viết thêm hoàn hảo hơn.

Góp Ý