ADDITIVE MANUFACTURING / SẢN XUẤT ĐẮP LỚP

Định nghĩa

Additive Manufacturing là gì? Thuật ngữ này có thể dịch là công nghệ chế tạo đắp dần, sản xuất đắp lớp. Hay còn được biết đến nhiều hơn dưới một khái niệm khác là công nghệ in 3D. Đây là một quá trình tạo ra vật thể bằng cách đắp dần từng lớp vật liệu lên nhau theo các biên dạng có sẵn. Chúng được quy định bởi các nguồn dữ liệu kỹ thuật số 3 chiều (3D).

DIGMAN GIẢI THÍCH

Tổng quan về Additive Manufacturing

Các công nghệ sản xuất đắp lớp ban đầu được sử dụng chủ yếu cho mục tiêu tạo mẫu nhanh. Nó giúp các công ty có thể tăng tốc độ phát triển sản phẩm và thâm nhập thị trường một cách đáng kể. Hiện nay, các công nghệ AM ngày càng được cải tiến tốt hơn. Có thể sản xuất ra sản phẩm với các loại vật liệu đa dạng. Từ nhựa, kim loại, bột, thực phẩm cho đến các loại vật liệu sinh học hay đất sét, xi măng v.v… Vì vậy, ứng dụng của sản xuất đắp lớp cũng ngày càng trở lên phổ biến hơn trong đời sống.

Lợi ích mà các công nghệ Additive Manufacturing là gì? 

  • Có khả năng chế tạo ra các bộ phận, chi tiết nhỏ và tinh xảo;
  • Giảm tối đa trọng lượng của các bộ phận;
  • Công nghệ sản xuất đắp lớp giúp phá vỡ các rào cản sản xuất mà các phương thức truyền thống không thể thực hiện được. Từ đó, các thiết kế dành riêng cho mục đích sản xuất bằng các công nghệ AM có thể được tích hợp những giải pháp để tối ưu hóa hiệu suất và giảm số lượng linh kiện cần chế tạo;
  • Dễ dàng sản xuất được các chi tiết có hình dạng và cấu trúc phức tạp;
  • Giảm lưu trữ phụ tùng, chi phí sản xuất, thời gian chế tạo công cụ v.v…

Ứng dụng của sản xuất đắp lớp là vô hạn và ngày càng mở rộng. Trong tương lai, các công nghệ sản xuất đắp lớp (AM) được dự đoán là sẽ làm thay đổi toàn bộ phương thức sản xuất của xã hội.

Góp Ý