/
Tổng quan về thiết kế và phát triển sản phẩm

Tổng quan về thiết kế và phát triển sản phẩm

Thiết kế và phát triển sản phẩm được coi là mục tiêu sống còn đối với một doanh nghiệp. Bất kỳ tổ chức nào cũng sẽ đều hoạt động với phương châm tạo ra sản phẩm và dịch vụ tốt để cung cấp đến cho khách hàng. Một sản phẩm được thiết kế hiệu quả là vừa có thể thỏa mãn được những yêu cầu của khách hàng, vừa mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Cùng với những tiến bộ của khoa học công nghệ nên thị trường cạnh tranh sẽ ngày càng gay gắt hơn. Cùng với đó, nhu cầu tiêu dùng của khách hàng cũng sẽ thay đổi thường xuyên hơn. Chính vì vậy, thiết kế và phát triển sản phẩm mới càng trở nên quan trọng hơn đối với sự tồn vong của một doanh nghiệp.

Trong bài chia sẻ này, chúng tôi sẽ đưa ra khái niệm, quy trình và tiêu chuẩn để đánh giá một dự án thiết kế và phát triển thành công. Bạn đọc hãy theo dõi nhé.

Thiết kế và phát triển sản phẩm là gì?

Thiết kế sản phẩm là gì?

Thiết kế sản phẩm là quá trình tạo thành các thiết kế chất lượng và đẹp mắt dựa trên ý tưởng đã được phác thảo. Đồng thời, quá trình thiết kế sản phẩm cũng nhằm xác định sử dụng những nguyên liệu nào, kích cỡ, hình dạng và tuổi thọ của sản phẩm cùng các tiêu chuẩn khác về đặc điểm của sản phẩm.

Phát triển sản phẩm là gì?

Quá trình phát triển sản phẩm bao gồm một chuỗi các bước/hoạt động nhằm mục đích để nhận biết, thiết kế và thương mại hóa sản phẩm. 

Như vậy, thiết kế và phát triển sản phẩm là một chu trình hoàn chỉnh bắt đầu từ việc tìm hiểu cơ hội phát triển sản phẩm trong thị trường và kết thúc bằng việc hoàn thành chế tạo và thương mại hóa sản phẩm.

>>> Tham khảo: Phát triển sản phẩm trong một số doanh nghiệp lớn

Thành công của một dự án thiết kế và phát triển sản phẩm

5 tiêu chuẩn đánh giá sự thành công trong việc thiết kế và phát triển sản phẩm

  1. Chất lượng sản phẩm: được đánh giá thông qua phản hồi từ thị trường và giá cả mà khách hàng chấp nhận trả cho sản phẩm đó.
  2. Chi phí chế tạo: quyết định lợi nhuận của công ty thông qua số lượng và giá bán của sản phẩm.
  3. Chi phí phát triển: đây là một yếu tố quan trọng quyết định giá bán của sản phẩm. Đồng thời doanh nghiệp cũng dựa vào để tính toán lợi nhuận thu về từ sản phẩm.
  4. Tốc độ phát triển sản phẩm: thời gian phát triển sản phẩm càng ngắn, mức độ cạnh tranh thị trường càng thấp và tỉ lệ chiến thắng càng cao.
  5. Năng lực phát triển sản phẩm: đây là nguồn lực của công ty để tiến hành phát triển sản phẩm một cách có hiệu quả nhất.
thiết kế và phát triển sản phẩm
5 tiêu chuẩn đánh giá sự thành công của một dự án phát triển sản phẩm.

Ai tham gia vào quá trình thiết kế và phát triển sản phẩm?

Thiết kế và phát triển sản phẩm là một hoạt động đòi hỏi sự phối hợp và hỗ trợ của hầu hết các bộ phận chức năng của công ty. Tuy nhiên, có 3 bộ phận làm nòng cốt cho quá trình này bao gồm:

  1. Marketing:
  • Là bộ phận giữ vai trò kết nối giữa công ty và khách hàng.
  • Phân tích đối tượng và nhu cầu của khách hàng.
  • Nhận biết giá thành mục tiêu và thời điểm cần đẩy mạnh phát triển sản phẩm.
  1. Thiết kế:
  • Là bộ phận chủ đạo trong việc định rõ kiểu dáng và các thuộc tính vật lý tương thích với nhu cầu của khách hàng.
  • Có 2 chức năng trong bộ phận thiết kế. Đó là thiết kế kỹ thuật (phần mềm, điện,…) và thiết kế công nghiệp (nhân lực, mỹ thuật,…).
  1. Chế tạo:
  • Là bộ phận làm việc trực tiếp trong dây chuyền sản xuất. Họ chịu trách nhiệm vận hành hệ thống sản xuất nhằm chế tạo ra sản phẩm.

Quá trình thiết kế và phát triển sản phẩm

5 lợi ích khi quá trình thiết kế và phát triển sản phẩm có kế hoạch cụ thể:

  1. Chất lượng của sản phẩm sau cùng được bảo đảm.
  2. Xác định rõ vai trò của từng cá nhân và tạo ra sự phối hợp tốt trong nhóm.
  3. Bảo đảm tiến độ của dự án đi đúng theo kế hoạch đặt ra.
  4. Xác định, kiểm soát và sửa chữa nhanh chóng các vấn đề có thể xảy ra.
  5. Tạo điều kiện thuận lợi để hoàn thiện sản phẩm.

6 giai đoạn trong quá trình thiết kế và phát triển sản phẩm

thiết kế và phát triển sản phẩm
Quy trình 6 bước thiết kế và phát triển sản phẩm.
  1. Lập kế hoạch:

Lên chiến lược tổng thể cho dự án phát triển sản phẩm bao gồm:

  • Những tiến bộ và việc áp dụng khoa học công nghệ vào phát triển sản phẩm.
  • Thị trường mục tiêu, mục đích kinh doanh.
  • Những hạn chế và rủi ro có thể có khi tiến hành phát triển sản phẩm.
  1. Phát triển ý tưởng:

  • Đưa ra ý tưởng mô tả cụ thể hình dạng, chức năng và đặc tính của sản phẩm.
  • Phân tích tính cạnh tranh và tính kinh tế nếu sản phẩm đó được hiện thực hóa.
  1. Thiết kế chi tiết:

  • Gồm các thông số kỹ thuật về cấu trúc hình học, vật liệu và dung sai của tất cả các chi tiết của sản phẩm.
  • Nghiên cứu công nghệ để ứng dụng vào chế tạo và lắp ráp sản phẩm.
  • Tạo ra các thiết kế thể hiện rõ cấu trúc và hình dạng của từng chi tiết. 
  • Ngày nay, các thiết kế 3D được tạo bằng phần mềm CAD rất được ưa chuộng. Sở dĩ, bởi nó giúp cho người thiết kế có thể dễ dàng hình dung 3 chiều của thiết kế.
thiết kế và phát triển sản phẩm
Thiết kế 3D bằng CAD của một số sản phẩm trong nhiều lĩnh vực khác nhau.

>>> Tham khảo: Dịch vụ thiết kế 3D chuyên nghiệp

  1. Thử nghiệm và hoàn thiện:

  • Đây là giai đoạn chế tạo và thử nghiệm trên sản phẩm nguyên mẫu (prototype).
  • Prototype sẽ được mang đi đánh giá và kiểm định bởi khách hàng thông qua trải nghiệm thực tế.
  • Mục đích chính của prototype là để trả lời các câu hỏi về hoạt động và độ tin cậy nhằm xác định những thay đổi cần thiết cho sản phẩm cuối cùng.
  • Nguyên mẫu không nhất thiết phải chế tạo theo quy trình và công nghệ như sản phẩm cuối cùng. Hiện nay, công nghệ in 3D đang được các doanh nghiệp ứng dụng một cách rất hiệu quả trong việc chế tạo prototype.
thiết kế và phát triển sản phẩm
Một số nguyên mẫu thử nghiệm được tạo ra bằng in 3D.

>>> Tham khảo: Dịch vụ tạo nguyên mẫu chất lượng

  1. Chế tạo thử:

  • Mục đích của sản phẩm chế tạo thử là để tìm ra các sai sót còn tồn đọng trong giai đoạn phát triển sản phẩm.
  • Sản phẩm chế tạo thử sẽ được đưa đến cho một số khách hàng chọn lọc và một lần nữa đánh giá thật cẩn thận các sai sót có thể vẫn còn.

>>> Tham khảo: Cách làm mô hình thử nghiệm chế tạo thử nhanh, dễ dàng

  1. Hoàn thiện sản phẩm cuối cùng:

  • Sau khi nguyên mẫu và sản phẩm chế tạo thử nghiên cứu thành công, sản phẩm cuối cùng được đưa vào sản xuất hàng loạt.
  • Các giai đoạn ra mắt, phân phối và thương mại hóa sản phẩm sẽ được diễn ra sau bước này.

Tổng kết

Như vậy, có thể thấy, thiết kế và phát triển sản phẩm gần như luôn luôn đòi hỏi phải xây dựng và thử nghiệm mẫu thử (prototype/sản phẩm mẫu). Một mẫu thử chất lượng tốt sẽ làm tăng tỉ lệ chiến thắng của dự án phát triển sản phẩm lên rất nhiều.

Ngày nay, với công nghệ thiết kế 3D và in 3D, các doanh nghiệp sẽ không còn gặp phải nhiều khó khăn trong việc thiết kế và thử nghiệm sản phẩm. Chỉ cần làm tốt, làm đúng và làm đủ thì nghiễm nhiên thay vị thế của doanh nghiệp sẽ được nâng cao trong bối cảnh thị trường toàn cầu hóa.

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin
Share on google
Share on pinterest
Share on skype
Share on email