/
Các loại máy in: in 2D khác in 3D như thế nào?

Các loại máy in: in 2D khác in 3D như thế nào?

Các loại máy in 3D là một dạng máy móc hoàn toàn khác so với máy in 2D thông thường mà chúng ta thấy. Máy in 3D không chỉ đơn giản là một công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực in ấn mà nó còn mang đến giải pháp đổi mới vượt bậc trong sản xuất.

Bài viết ngày hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu sự khác nhau giữa in 2D và 3D như thế nào? Cùng với đó là các loại máy in 3D phổ biến phù hợp cho từng đối tượng và mục đích sử dụng khác nhau.

Các loại máy in 3D khác 2D như thế nào?

Các loại máy in 2D

Các loại máy in 2D là thiết bị máy móc được sử dụng để in chữ hoặc hình ảnh lên trên một bề mặt phẳng 2D. Bề mặt này có thể là giấy, vải hoặc bất kỳ mặt phẳng 2D nào khác.

Máy in 2D được phát minh và sử dụng trong cuộc sống thường ngày của chúng ta từ rất lâu. Nó xuất hiện dưới nhiều hình thức như là sách, danh thiếp, quần áo, thiệp cưới, brochure, banner, flyers,…

Các loại máy in 3D

>>> Tham khảo: Công nghệ in 3D là gì?

Hiểu một cách đơn giản, máy in 3D là thiết bị có thể xây dựng mô hình 3 chiều mô phỏng lại bất cứ đối tượng nào trong thế giới thực. Mục đích ban đầu của máy in 3D là để tạo mẫu nhanh (prototyping) phục vụ cho hoạt động R&D trong sản xuất.

Ngày nay, công nghệ in 3D đã và đang phát triển với một tốc độ nhanh chóng nhờ vào sự nỗ lực cải tiến của nhiều doanh nghiệp lớn trên toàn thế giới. Cùng với đó, máy in 3D dần trở nên phổ cập và hữu ích hơn đối với nhiều đối tượng và nhiều lĩnh vực khác nhau.

Sự khác nhau của các loại máy in 2D và 3D

  • Vật liệu sử dụng:

    • Các loại máy in 2D sử dụng mực in để làm nguyên liệu thô. Mực in sau đó sẽ được sử dụng để xây dựng chữ hoặc hình ảnh của bản sao được quét.
    • Các loại máy in 3D sử dụng vật liệu đa dạng hơn nhiều so với 2D. Có khoảng 250 vật liệu khác nhau được sử dụng để in 3D. Đó có thể là nhựa (PLA, ABS,…), kim loại (bạc, titan,…), gỗ, gốm,…
  • In ấn và sản xuất:

    • Về cơ bản, sự khác biệt chính giữa máy in 3D và 2D là in ấn và sản xuất. 
    • Máy in 2D là một phần mở rộng của công nghệ in đã tồn tại trong vài thế kỷ qua. Giờ đây, bạn có thể in các tệp văn bản và đồ họa của mình trên giấy hoặc bề mặt 2D khác.
    • Khác với 2D, máy in 3D lại được sử dụng chính trong khía cạnh sản xuất của nhiều ngành công nghiệp. Chúng được tạo ra cho mục đích thử nghiệm và phát triển. Chúng giúp tiết kiệm chi phí và thời gian cho các hoạt động R&D.
  • Cơ chế hoạt động:

    • Máy in 2D sẽ quét một hình ảnh và sau đó sử dụng dữ liệu quét và mực màu thích hợp để sao chép hình ảnh lên bề mặt phẳng (ví dụ như tờ A4).
    • Trước khi máy in 3D in đối tượng 3 chiều, bạn cần có thiết kế 3D của đối tượng đó. Thiết kế 3D được vẽ bằng các phần mềm CAD, sau đó được chuyển đổi về mã G và đưa vào máy in 3D để thực hiện quá trình chế tạo. 
    • Tuy nhiên, có hàng chục công nghệ in 3D khác nhau, mỗi công nghệ sẽ có nguyên lý hoạt động khác nhau. Bạn có thể tham khảo thông tin về các công nghệ này trong chuyên mục thuật ngữ của chúng tôi.

>>> Tham khảo: Thuật ngữ DIGMAN

  • Tiềm năng ứng dụng của các loại máy in 3D là rất lớn. Nó đã có thể tạo ra ô tô, mô hình y tế, đồ gá, đồ dùng thông dụng,… Hay thậm chí là nhà cửa, cầu đường và các bộ phận thay thế trên cơ thể sống.

Các loại máy in 3D

Có hàng chục công nghệ in 3D khác nhau, đi kèm theo đó là máy in 3D cũng sẽ khác nhau. Tùy thuộc vào mục đích và yêu cầu sử dụng của bạn để tìm ra kiểu máy tương thích nhất. Tuy nhiên, hiện nay, trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, có một vài công nghệ phổ biến và sử dụng nhiều nhất mà chúng tôi sẽ chia sẻ sau đây.

Máy in 3D FDM

>>> Tham khảo: Công nghệ in 3D FDM là gì?

Máy in 3D FDM là dòng máy in phổ biến và thông dụng nhất hiện nay trong các công nghệ in 3D khác nhau. Sở dĩ bởi, các loại máy in 3D FDM thường khá rẻ và dễ sử dụng.

Một số hãng sản xuất máy in 3D FDM có tên tuổi như là:

  • Việt Nam: 3D Maker, Việt Machine.
  • Mỹ: Formlabs, Fusion3, Makerbot,…
  • EU: Ultimaker, Prusa,…
  • Trung Quốc: Flashforge, Creality,…
các loại máy in
Máy in 3D FDM.

Máy in 3D SLA/DLP/MSLA

>>> Tham khảo: Công nghệ in 3D SLA là gì?

Các loại máy in 3D SLA/DLP/MSLA có nguyên lý hoạt động khá giống nhau. Tuy nhiên, dòng máy SLA lại thường có giá khá cao bởi sản phẩm tạo ra có chất lượng và độ chính xác cao.

Để tiết kiệm chi phí mà vẫn tạo ra các sản phẩm đạt chất lượng như SLA, bạn có thể tham khảo các loại máy in DLP/MSLA.

Về dòng máy in 3D SLA/DLP/MSLA hiện tại ở Việt Nam vẫn chưa có doanh nghiệp sản xuất. Một phần bởi chi phí sản xuất máy in 3D này cao và lượng nhu cầu về nó vẫn chưa đạt mức quá tốt.

Một số hãng sản xuất máy in 3D DLP/MSLA nổi tiếng trên thế giới như là:

  • Mỹ: Formlabs.
  • Trung Quốc: Nova3D, Anycubic, Creality, Elegoo,…
các loại máy in
Máy in 3D DLP/MSLA.

Hãng sản xuất máy in 3D SLA trên thế giới như:

  • Mỹ: Stratasys, 3Dsystems,…
  • Trung Quốc: Kings3d, UnionTech,…
  • EU: DWS,…
các loại máy in
máy in 3D SLA.

Máy in 3D SLS

>>> Tham khảo: Công nghệ in 3D SLS là gì?

SLS là dòng máy in ở phân khúc giá rất đắt. Đi kèm với đó là mức độ sử dụng cũng sẽ khó hơn nhiều các loại máy in 3D khác.

Sản phẩm được tạo ra bởi máy in 3D SLS có độ tinh xảo và chất lượng cực kỳ cao. Vì vậy, chúng thường được sử dụng trong các hệ thống sản xuất đòi hỏi cao về chất lượng sản phẩm.

Các hãng có tiếng trong thị trường in 3D về dòng máy SLS có thể kể đến như là:

  • Mỹ: Formlabs, 3Dsystems, XYZprinting,…
  • EU: Sintratec, Sharebot, Sinterit,…
các loại máy in
Máy in 3D SLS.

Tổng kết

Như vậy là chúng ta đã có cái nhìn tổng quan nhất về sự khác nhau giữa các loại máy in 2D và 3D. Trong tương lai gần, công nghệ in 3D được dự báo sẽ là một giải pháp cực kỳ hữu hiệu trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Ngay cả trong cuộc sống hàng ngày, máy in 3D cũng sẽ là công cụ giúp chúng ta hiện thực hóa các ý tưởng của mình, dù cho nó có “điên rồ” như nào đi nữa.

Nếu bạn đang có một ý tưởng và quan tâm đến dịch vụ in 3D theo yêu cầu, bạn có thể tham khảo dịch vụ của chúng tôi theo đường link dưới đây.

>>> Tham khảo: Dịch vụ in 3D theo yêu cầu

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin
Share on google
Share on pinterest
Share on skype
Share on email