Công nghệ Scan 3D là chụp, quét một vật thể ở ngoài đời và đưa dữ liệu vào máy tính với hình dạng, kích thước, thậm chí là màu sắc giống hệt với vật thể đã quét. Vậy thì công nghệ Scan 3D có quan hệ mật thiết như thế nào với in 3D? Việc scan 3D giúp bạn tiết kiệm thời gian và chi phí cho in 3D. Cụ thể khi bạn muốn in một vật thể đã có sẵn thì chẳng phải rất mất công đi thiết kế, dựng hình 3D lại vật thể đó đúng không?
Quá trình scan và in 3D bao gồm các công đoạn:
- Scan bề mặt vật thể.
- Lưu file dưới định dạng OBJ hoặc STL.
- Xuất file sang các phần mềm CAD, phần mềm thiết kế 3D.
- Thực hiện các chỉnh sửa cần thiết.
- Tiếp tục xuất file sang các phần mềm hỗ trợ in 3D để đổi sang định dạng GCODE là định dạng dành cho máy in 3D.
- Điều chỉnh các thông số cài đặt cho máy in.
- Cuối cùng là đưa file GCODE vào máy in và thực hiện quá trình in 3D.
Công nghệ scan 3D được ứng dụng rất rộng rãi, không chỉ riêng trong in 3D chẳng hạn như y tế, kiến trúc, CNC,… Hiện nay có rất nhiều công nghệ scan 3D khác nhau. Mỗi công nghệ lại có những ưu điểm khác nhau và cách sử dụng khác nhau. Hãy cùng DIGMAN xem qua những công nghệ scan 3D phổ biến hiện nay.
Xem thêm: Các phần mềm scan 3D cho điện thoại.
Các công nghệ scan 3D phổ biến hiện nay
Scan 3D bằng Laser
Công nghệ này hoạt động bằng cách phát ra các tia laser lên bề mặt vật thể. Sau đó ghi lại các dữ liệu của tia laser trên bề mặt vật thể bằng cảm biến. Dễ hiểu hơn thì khi tia laser được chiếu lên bề mặt vật thể có độ cao thấp rõ ràng thì dữ liệu sẽ là độ cao thấp của tia laser đó. Công nghệ scan 3D bằng laser đã được phát triển sang các dòng sản phẩm như máy scan 3D cầm tay.

Ưu điểm của công nghệ scan 3D bằng laser:
- Scan được bề mặt phức tạp như mặt đá, các loại mô hình,…
- Gọn, nhẹ, dễ dàng sử dụng. Chẳng hạn như máy scan laser cầm tay.
- Giá thành rẻ.
Scan 3D bằng ánh sáng
Cách hoạt động thì tương tự như scan bằng laser. Máy scan sẽ phát ra ánh sáng xanh hoặc trắng, bao phủ lấy bề mặt vật thể và lấy dữ liệu.

Ưu điểm của công nghệ scan 3D bằng ánh sáng:
- Thời gian scan nhanh.
- Scan được bề mặt rộng.
- Độ phân giải xuất ra và độ chính xác cao.
- Ánh sáng phát ra không hề có hại cho mắt.
- Giá cả cũng như các dòng máy đa dạng.
- Gọn nhẹ, dễ sử dụng.
Scan 3D bằng điểm chạm, tương tác
Công nghệ scan này sử dụng một đầu cảm biến chạm vào bề mặt vật thể để lấy dữ liệu. Loại công nghệ này hiện nay không còn được sử dụng nhiều nữa do các công nghệ trên đã chiếm chỗ. Hơn nữa để mà so sánh thì nhược điểm của công nghệ scan này còn nhiều hơn ưu điểm. Bởi vì máy chạy đầu cảm biến (bằng khoảng đầu bút) lên bề mặt vật thể lớn thì cực kì mất thời gian. Hơn nữa công nghệ này chỉ scan được những bề mặt đơn giản, phẳng phiu. Scan các vật thể có cấu trúc phức tạp, nhiều góc cạnh là không thể.

Ưu điểm của công nghệ scan 3D bằng điểm chạm, tương tác:
- Scan được các bề mặt trong suốt, phản ánh sáng. Đây là lợi thế riêng của công nghệ scan này vì ánh sáng hay laser sẽ đi qua bề mặt trong suốt hoặc bị phản lại.
Scan 3D bằng hình ảnh
Đây không hẳn là một mà công nghệ, DIGMAN coi nó là một tính năng thì đúng hơn. Nếu các bạn không có máy scan thì có thể dùng điện thoại để chụp ảnh vật thể ở nhiều góc độ khác nhau. Sau đó đưa toàn bộ hình ảnh lên một phần mềm dựng 3D hình ảnh như Reality capture, Blender, Mushroom,… Hình ảnh sẽ được phần mềm đọc và ghép các pixel giống nhau lại, cho ra một mô hình 3D.

Ưu điểm của công nghệ scan 3D bằng hình ảnh:
- Tốc độ nhanh và khá chính xác.
- Không tốn chi phí vì bạn có thể dùng điện thoại để chụp hình.
- Trên điện thoại đã có các phần mềm hỗ trợ scan trực tiếp bằng camera.
Scan 3D bằng LiDAR
Loại công nghệ này sử dụng ánh sáng xung để thu dữ liệu vật thể. Đầu tiên thiết bị sẽ phát ra ánh sáng xung, các ánh sáng này sẽ “va đập” vào vật thể, môi trường xung quanh và quay về bộ cảm biến. Sau đó thiết bị sẽ tính toán thời gian phần ánh sáng đó được phát đi và trở về để xác định khoảng cách. Cách hoạt động tương tự như loài dơi phát ra sóng siêu âm để di chuyển và xác định khoảng cách vậy. Công nghệ này hay được sử dụng để scan đô thị, đường xá,…

Ưu điểm của công nghệ scan 3D bằng LiDAR:
- Tốc độ scan nhanh.
- Scan được trên bề mặt lớn (tầm cỡ một cánh đồng).
- Có thể scan bằng điện thoại Iphone đời mới (Iphone 12 trở lên).
Và đó là một số công nghệ scan 3D phổ biến hiện nay cùng với nguyên lý hoạt động của chúng. Nếu bạn có nhu cầu cần scan 3D thì DIGMAN hoàn toàn đáp ứng được thông qua dịch vụ scan 3D. Máy scan 3D tại DIGMAN có thể scan được đồ vật từ nhỏ cho tới lớn và cho ra được những mô hình cực kì chính xác.Toàn bộ thông tin về giá cả, địa chỉ bạn có thể xem tại đây.