Công nghệ in 3D – hay còn được gọi là in đắp lớp là một công nghệ đang được phát triển mạnh mẽ từ những năm 1980. Cách hoạt động của công nghệ này đó là đắp các lớp vật liệu lên nhau theo dữ liệu để tạo thành một mô hình 3 chiều. Ứng dụng của in 3D ban đầu được dùng để tạo các mẫu mockup hoặc prototype cho các ngành sản xuất. Nhưng ngày nay ứng dụng này không chỉ dừng ở đó. In 3D đã ảnh hưởng tới y tế, giáo dục,… Và là một trong những yếu tố quan trọng đối với sự thành công của các công trình kiến trúc. Đặc biệt là đối với nghề làm mô hình kiến trúc.
Nghề làm mô hình kiến trúc
Mô hình kiến trúc là một mẫu mô hình mang tính preview cho các công trình. Việc có mô hình sẽ giúp khách hàng có cái nhìn tổng quan và thực tế hơn cho các dự án. Những năm trước đây đa số mô hình kiến trúc được tạo theo cách thủ công. Thợ làm mô hình sẽ phải tham khảo các thông số có sẵn từ bản thiết kế. Sau đó dựng lại với tỷ lệ chính xác như 1/200, 1/300 – là những tỷ lệ phổ biến. Để cho ra được một mô hình kiến trúc tốt thì đòi hỏi nhiều yếu tố, đó là:
- Sự thẩm mỹ,sáng tạo của kỹ sư.
- Sự kiên trì, nhẫn nại bởi việc làm mô hình kiến trúc đòi hỏi rất nhiều thời gian.
- Sự khéo léo, tỉ mỉ trong từng công đoạn mới cho ra được những mô hình chỉn chu, hoàn thiện.

Vật liệu chủ yếu được dùng để tạo mô hình đó là những tấm nhựa mica, bìa cứng, xốp,… Thợ làm mô hình sẽ phải cắt theo hình dạng thiết kế, sau đó dùng keo để gắn lại. Cách làm truyền thống này khá mất thời gian và công sức. Bởi vì với những kiến trúc nhiều họa tiết hay nội thất thì cách làm tay có thể tốn nhiều ngày để hoàn thành. Một bất lợi nữa là vì được làm bằng tay nên sự chính xác không phải là tuyệt đối. Các đường đo đạc, nét cắt sẽ có một chút sai lệch dù không nhiều. Nhưng đối với một công trình kiến trúc lớn hay phức tạp thì vấn đề này ảnh hưởng rất nhiều.
Sự tương quan giữa in 3D và nghề làm mô hình kiến trúc thủ công
Bản chất của 2 ngành nghề này có những điểm chung – đó là tạo ra mẫu mô hình preview. Như đã nói ở trên, công nghệ in 3D ban đầu được tạo ra để làm mockup, prototype. Với một công nghệ không có kiến trúc, họa tiết, độ tinh xảo nào làm khó được thì in 3D cũng đã được ứng dụng nhiều vào nghề làm mô hình kiến trúc. In 3D có thể cho ra được những sản phẩm từ kích thước rất nhỏ đến lớn, tùy vào độ lớn của máy in.

Công nghệ in 3D thì gần như hoàn toàn phụ thuộc vào máy móc. Nên sản phẩm hoàn thiện được đến đâu cũng do việc cài đặt các thông số. Tất nhiên ngay cả máy móc thì vẫn có rủi ro, trong những diễn đàn cộng đồng in 3D thì không ít những sản phẩm in lỗi, và khi một công đoạn bị lỗi thì phải làm lại từ đầu. Trong khi đó với việc làm thủ công bằng tay thì tất cả những lỗi hay sai sót đều được kiểm soát rất thường xuyên. Nên sẽ không xuất hiện sản phẩm làm thủ công bị lỗi, mà chỉ là sản phẩm chi tiết, tinh xảo, chính xác đến đâu.
Đối với những người muốn tự làm những mô hình đơn giản thì có lẽ làm thủ công sẽ phù hợp hơn. Việc đầu tư máy khá tốn kém nếu không có nhiều nhu cầu. Các cài đặt cũng phức tạp và đòi hỏi người dùng phải có kiến thức sử dụng phần mềm thiết kế nữa.
So sánh in 3D và làm mô hình kiến trúc thủ công
Về mặt tốc độ thì in 3D đem lại trải nghiệm hoàn toàn vượt trội. Một dự án kiến trúc có thể hoàn thành ngay trong ngày, hoặc 2 ngày nếu kiến trúc có độ phức tạp cao. Trong khi đó thì làm thủ công mất hàng tuần để hoàn thành một dự án.
So với độ tỉ mỉ và chính xác thì hiện tại máy móc vẫn hơn con người ở điểm này. Dữ liệu được xuất ra máy in 3D có độ chính xác rất cao. Với thao tác cắt và lắp ghép thủ công thì có thể bị chênh lệch khá nhiều. Điều này ảnh hưởng xấu tới những mô hình kiến trúc có độ phức tạp cao, làm cho những mô hình nhìn có vẻ “chưa được hoàn thiện” cho lắm.
Về vật liệu thì không thể nói ai hơn ai. In 3D chủ yếu sử dụng vật liệu là nhựa trong khi làm thủ công thì có nhiều vật liệu hơn như gỗ, xốp,… Các kiến trúc chỉ làm sơ qua bằng xốp thì việc làm thủ công sẽ nhanh hơn in 3D rất nhiều. Nhưng có một lợi ích khác khi in 3D đó là giảm thiểu vật liệu thừa. Khi làm mô hình kiến trúc thủ công thì vật liệu thừa được cắt ra khá nhiều.
Một điểm thua thiệt so với làm kiến trúc thủ công đó là màu sắc. Hiện tại chưa có công nghệ in 3D nào có thể tùy chỉnh màu sắc trên từng vùng khác nhau. In 3D vẫn có thể chọn màu vật liệu, tất nhiên là màu sắc sản phẩm đều cùng là một màu. Trong khi đó thì làm thủ công được tự do chọn lựa màu và có thể sơn tùy ý.
Sự phát triển của nghề làm kiến trúc nói chung
Với việc in 3D tham gia phát triển ngành nghề này thì bây giờ việc làm mô hình kiến trúc không còn nhiều trở ngại. Các dự án sẽ có nhiều lựa chọn hơn trong việc tạo mô hình. Nếu kết hợp cả 2 cách làm truyền thống và in 3D thì sẽ có những sản phẩm tốt hơn. Các kiến trúc sư bây giờ có thể thoải mái tạo ra những công trình phức tạp. Cộng với việc làm phong cảnh truyền thống, sơn màu sẽ làm mô hình trở nên sinh động. In 3D chỉ phục vụ được những mô hình kiến trúc hạ tầng là chủ yếu chứ không có thêm phong cảnh.

Nghề làm kiến trúc đã thuận tiện hơn đối với những kiến trúc sư. Còn đối với khách hàng thì sẽ được trải nghiệm sự nhanh chóng, chính xác và giá thành rẻ hơn. In 3D cũng đóng góp một phần vào bảo vệ môi trường nhờ không có nhiều vật liệu dư thừa. Thậm chí còn có thể tái chế lại để sử dụng nếu có. Dự đoán trong tương lai ngành nghề này sẽ phát triển hơn nữa. Cùng với những công nghệ tiên tiến của in 3D sẽ góp phần cho làm mô hình kiến trúc trở nên dễ dàng hơn.
Bạn có thể làm mô hình kiến trúc ở đâu
Hiện tại DIGMAN đang là đơn vị tiên phong trong lĩnh vực in 3D. DIGMAN cũng đã hoàn thành nhiều dự án mô hình kiến trúc, sa bàn, mô hình y tế,… Ngoài việc nhận in mô hình thì tại đây DIGMAN cũng nhận thiết kế mô hình kiến trúc. Nếu bạn chưa có ý tưởng hay mới chỉ có hình ảnh 2D thì nhân viên thiết kế sẽ dựng các mô hình cơ bản cho bạn xem xét và làm bản chi tiết hơn. Bạn có thể tham khảo giá làm mô hình kiến trúc tại đây.