/
Giá in 3D – Cần cân nhắc những gì để mua hàng không bị hớ?

Giá in 3D – Cần cân nhắc những gì để mua hàng không bị hớ?

Bạn đang được sếp giao quản lý một dự án tạo mẫu, phát triển sản phẩm và cần phải sử dụng dịch vụ in 3D từ một bên thứ 3?

Bạn đứng trước hàng loạt nhà cung cấp với các chính sách bán hàng và phương án báo giá khác nhau:

  • Báo giá in 3D theo cân nặng
  • Báo giá in 3D theo giờ in
  • Báo giá in 3D khoán theo dự án

Vậy đâu mới là phương án báo giá chính xác nhất và làm sao để mua hàng không bị hớ?

Dưới đây là 3 yếu tố bạn cần cân nhắc trước khi chốt đơn và quyết định chọn ai là nhà cung cấp dịch vụ in 3D cho công ty của bạn. Hãy đọc và ghi nhớ để tránh rủi ro cho các dự án mà bạn đang quản lý:

1. Loại công nghệ in

Công nghệ in mà bạn lựa chọn sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng mẫu in của bạn. Các công nghệ in khác nhau cho độ chính xác, độ chi tiết, độ bền, độ chịu lực, độ chịu nhiệt v.v… khác nhau.

Cùng là mẫu in 3D, nhưng sử dụng các công nghệ in khác nhau thì giá sẽ khác nhau rất nhiều. Giá dịch vụ in 3D giữa các công nghệ khác nhau có thể chênh lệch từ 3 – 50 lần, cho cùng một mẫu in.

Một cách sơ lược, có thể sắp xếp các công nghệ in 3D theo mức giá từ thấp đến cao như sau:

  1. Công nghệ FDM
  2. Công nghệ SLA
  3. Công nghệ DLP
  4. Công nghệ SLS
  5. Công nghệ MJF
  6. Công nghệ SLM

giá in 3D

Máy in 3D công nghệ FDM đang hoạt động

2. Loại vật liệu

Cùng một công nghệ, cùng một mẫu in nhưng những vật liệu in khác nhau sẽ có những mức giá khác nhau. Các công ty in 3D chuyên nghiệp sẽ thường có bảng báo giá dựa trên từng loại vật liệu. Hiện nay, 2 loại vật liệu in 3D phổ biến, thông dụng và có chi phí in tốt nhất bạn có thể tham khảo là:

  1. Nhựa PLA: dùng cho công nghệ in FDM – thường dùng để in tạo mẫu đúc, mẫu prototype, mẫu mock-up khổ lớn, không cần độ bền cao, không cần phải chịu nhiệt và chịu lực lớn. Đây là loại vật liệu in 3D có chi phí rẻ nhất và được dùng phổ biến nhất hiện nay.
  2. Resin ABS-like: dùng cho công nghệ in SLA – bạn nên lựa chọn khi mẫu in cần có độ chính xác cao, độ chi tiết cao, độ mịn bề mặt tốt, nhưng không cần chịu lực tốt và chịu nhiệt tốt. Thường dùng để tạo mẫu mock-up, tạo prototyping

Ngoài 3 loại vật liệu phổ biến trên, tùy theo các yêu cầu về độ chịu lực, chịu nhiệt, độ bền thời gian và độ bền cơ học của thành phẩm, bạn cũng có thể lựa chọn các vật liệu in 3D khác như: PETG, TPU, TPE, ABS, Nylon, Nylon pha sợi thủy tinh, Carbon Filber, Nhôm v.v… Những vật liệu có độ bền cao, vật liệu không phổ dụng thì thường giá thành sẽ cao hơn so với vật liệu in 3D phổ thông.

3. Phương án in

Đây là yếu tố được liệt kê cuối cùng, nhưng lại là yếu tố quan trọng nhất quyết định việc bạn mua hàng có bị hớ hay không.

Bởi hiểu cho đúng, đắt hay rẻ, phải xét dựa vào giá trị hàng hóa mà bạn nhận được chứ không phải dựa trên số tiền mà bạn phải chi ra.

Tôi vẫn thường nói với khách hàng của mình rằng: Nếu để chốt đơn hàng và cạnh tranh về giá, thì với giá nào em cũng in cho anh được.

Theo quan điểm của cá nhân tôi, phương án báo giá đúng đắn và công bằng nhất cho khách hàng chính là báo giá dựa trên khối lượng vật liệu.

Bởi lẽ, đối với cùng một mẫu in, chỉ cần bạn điều chỉnh chế độ in khác nhau, thì thời gian và khối lượng tiêu hao sẽ biến động rất lớn. Kèm theo đó, chất lượng mẫu in cũng sẽ thay đổi rất nhiều.

Khi xem xét thương lượng giá in theo thời gian hoặc báo khoán theo dự án, bạn cần lưu ý để thỏa thuận rõ các thông số sau trước khi chốt đơn:

  1. Tốc độ in: nếu đơn vị cung ứng dịch vụ in 3D báo giá in 3D cho bạn theo giờ với mức giá rất thấp, nhưng trên phần mềm họ lại để tốc độ in rất chậm, làm cho tổng thời gian in tăng cao thì tổng giá tiền mà bạn phải trả sẽ rất cao. Quả thực, tôi thấy việc báo giá in theo giờ là RẤT THIẾU CHUYÊN NGHIỆP.
  2. Độ dày thành (shell) và độ đặc rỗng (infill): đây là 2 thông số mà những đơn vị đưa báo giá theo tổng dự án sẽ rất hiếm khi nói với bạn. Đơn giản, bởi vì đây là những yếu tố mà họ sẽ dùng để tối ưu nhằm giảm lượng nhựa và giảm thời gian cần thiết để tạo mẫu cho bạn.
  3. Lớp in (layer): lớp in càng cao thì độ chính xác và độ mịn bề mặt càng thấp, ngược lại – thời gian in sẽ nhanh hơn và khối lượng in cao hơn. Do vậy, lớp in càng cao thì giá tiền càng rẻ. Bạn nên đặc biệt lưu ý yếu tố này khi so sánh giá giữa 2 đơn vị cung cấp dịch vụ in 3D. 

Như ở DIGMAN, chúng tôi thường tư vấn và trao đổi rất rõ ràng các thông số này để khách hàng hiểu trước khi chốt đơn hàng. Quả thực, nếu bạn chỉ nhìn vào mức giá mà không nhìn vào giá trị – không hiểu rõ được các chế độ in và các thông số in trước khi chốt đơn, bạn sẽ rất dễ nhận định sai thế nào là ĐẮT – RẺ.

Thông thường, khách hàng chỉ nghiệm ra sau 1 – 2 lần gặp trục trặc với mẫu in 3D mà mình đã đặt hàng ở các công ty cung cấp dịch vụ in 3D không chuyên.

Tôi cũng có làm một video chia sẻ về các thông số bạn cần lưu ý và đăng tải nó lên youtube, bạn có thể xem thêm tại đây:

 

Nếu bạn đang có dự án cần in 3D và bạn muốn tìm đối tác cung cấp dịch vụ in 3D uy tín để có thể hợp tác lâu dài, ổn định. Đừng lại liên hệ với chúng tôi qua hotline: 0966 415 965 để trao đổi các thông tin chi tiết hơn.

Người chia sẻ

Judy Phạm

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin
Share on google
Share on pinterest
Share on skype
Share on email