/
Ứng dụng công nghệ in 3D trong các lĩnh vực

Ứng dụng công nghệ in 3D trong các lĩnh vực

Ngày nay, công nghệ in 3D đã dần trở thành công nghệ phổ cập trong nhiều ngành nghề, nhiều lĩnh vực. Các ứng dụng của công nghệ in 3D  rất đa dạng và phong phú. Với kinh nghiệm hơn 5 năm vận hành xưởng in 3D, tôi xin chia sẻ 10 ứng dụng phổ biến nhất của công nghệ in 3D như sau:

Ghi chú: để xem được chi tiết c ác ứng dụng của công nghệ in 3D, các bạn có thể theo dõi chuyên mục riêng tại đây.

1. Ứng dụng in 3D trong tạo mẫu đúc

Công nghệ in 3D đã và đang thực sự cải tổ ngành đúc, từ đúc đồng, đúc gang, đúc nhôm cho đến đúc thạch cao, đúc composite v.v… những công ty, làng nghề đúc tiếp cận và ứng dụng được công nghệ in 3D vào quá trình tạo mẫu đúc đang phát triển một cách nhanh chóng, bởi 2 lý do:

  • Nhờ có công nghệ in 3D, họ có thể tạo mẫu nhanh, chuẩn và bớt rủi ro và kiểm soát quá trình tạo mẫu dễ dàng hơn.
  • Giá thành cho việc tạo mẫu đúc bằng công nghệ in 3D rẻ hơn so với các phương pháp tạo mẫu khác.

Có một thông tin mà bạn sẽ bất ngờ: các công ty làng nghề đúc truyền thống lại có tốc độ chuyển đổi và khả năng ứng dụng công nghệ nhanh hơn các công ty lớn. Có lẽ là do ngành đúc truyền thống hiện nay mức độ cạnh tranh cao hơn, các chủ xưởng phải trăn trở hơn trong chuyện tìm phương án cải tiến quy trình sản xuất.

mẫu tượng in 3D
Một bức tượng in 3D dùng làm mẫu đúc đồng

2. Ứng dụng in 3D trong chế tạo prototype, mock-up sản phẩm

Trong quá trình nghiên cứu và phát triển sản phẩm, các công ty, tập đoàn thường phải trải qua rất nhiều giai đoạn thử nghiệm và cần tạo ra nhiều phiên bản khác nhau của sản phẩm mà họ đang phát triển trước khi quyết định được đâu là phương án cuối cùng để đưa bào sản xuất.

Khi công nghệ in 3D chưa phổ biến, các mẫu prototype, mock-up thường được làm bằng tay, kết hợp cắt cnc. Ngày nay, đa phần các đơn vị lựa chọn in 3D là giải pháp tạo mẫu prototype, mẫu mock-up chính cho các dự án nghiên cứu và phát triển sản phẩm của họ.

Tôi đã từng nói chuyện với giám đốc sản phẩm (CPO) của một tập đoàn công nghiệp lớn tại Việt Nam, anh chia sẻ rằng, nhờ công nghệ in 3D mà quá trình chế tạo prototype của tập đoàn anh hiện có thể giảm tới 60% về chi phí và 80% thời gian so với khi chưa biết đến công nghệ này.

xe oto in 3D, bản mock-up
xe oto in 3D, bản mock-up

3. Ứng dụng in 3D trong sản xuất cup, đồ lưu niệm

Trước đây, để chế tạo mẫu cup, đồ lưu niệm thì khách hàng thường chỉ có thể lựa chọn một số ít các phương án gia công, sản xuất như: đúc đồng, đúc composite, khắc laser, cắt CNC – với những phương án gia công này thì thường mất rất nhiều thời gian, rất khó để sản xuất được những mẫu cup có cấu trúc khó.

Hiện nay, công nghệ in 3D cho phép các nhà thiết kế có thể sản xuất ra mẫu cup với bất kỳ kiểu dáng và họa tiết nào mà họ muốn. Có thể nói rằng, chỉ cần bạn vẽ ra được thì sẽ sản xuất được. Với công nghệ in 3D, rào cản sản xuất không còn là lý do để ngăn cản các nhà thiết kế sáng tạo nữa.

Mẫu cup Vũ Khúc Ánh Sáng trên tay ca sĩ Sơn Tùng MTP được DIGMAN sản xuất bằng công nghệ in 3D

4. Trong Y Tế

In 3D trong y tế là một trong những lĩnh vực có tốc độ tăng trưởng ứng dụng nhanh nhất hiện nay trên thế giới. Các công nghệ in 3D từ đơn giản, đến phức tạp đang được ứng dụng nhằm phục vụ các mục tiêu khác nhau trong ngành y tế. Ví dụ như:

  • In mô hình giải phẫu từ file chụp CT, MRI để phục vụ cho chẩn đoán và lập kế hoạch phẫu thuật
  • Tạo khay chỉnh nha trong suốt
  • In 3D miếng ghép thay thế khớp
  • Tạo nẹp chỉnh hình
  • Sản xuất tay giả, chân giả in 3D
In 3D tạo miếng vá hộp sọ
In 3D tạo miếng vá hộp sọ

5. Trong sản xuất sản phẩm số lượng nhỏ

Hiện nay các chủng loại hàng hóa trên thị trường ngày càng đa dạng, ngày càng nhiều các doanh nghiệp hướng tới phát triển sản phẩm cho thị trường ngách. Nghĩa là, thị trường với tổng lượng tiêu thụ tương đối nhỏ, khách hàng có thể chi trả cao hơn cho món hàng đáp ứng chính xác mong muốn của họ.

Đối với những đơn hàng cần sự độc đáo, đơn hàng sản xuất số lượng nhỏ chỉ từ 1 – 1000 chiếc thì in 3D đang dần trở thành một giải pháp sản xuất lý tưởng. 

Xét trên phương diện chi phí, giá tiền sản xuất ra 1 sản phẩm nếu lựa chọn sản xuất bằng công nghệ in 3D sẽ cao hơn nhiều so với các phương pháp sản xuất truyền thống khác như: đúc, ép phun. Tuy nhiên, nếu khách hàng chỉ có nhu cầu sản xuất số lượng sản phẩm nhỏ, thì in 3D có lợi thế là có thể sản xuất ngay mà không cần tạo khuôn. Bởi vậy, tổng chi phí đầu tư cho một dự án sẽ giảm.

Để khám phá thêm các ứng dụng phổ biến khác của công nghệ in 3D, mời bạn truy cập tại đây

Nếu bạn có nhu cầu sử dụng dịch vụ in 3D và bạn đang muốn tìm một đối tác cung ứng dịch vụ in 3D chuyên nghiệp, uy tín. Đừng ngại liên hệ với chúng tôi qua SDT hotline: 0966 415 965 để được hỗ trợ thêm thông tin chi tiết.

Người chia sẻ

Judy Phạm

 

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin
Share on google
Share on pinterest
Share on skype
Share on email