CLOUD COMPUTING / ĐIỆN TOÁN ĐÁM MÂY

Định nghĩa

Cloud Computing là gì?

Cloud Computing là gì? – Điện toán đám mây là dịch vụ cung cấp các điện toán sử dụng công nghệ máy tính và phát triển thông qua mạng lưới Internet.

Cùng với một số công nghệ khác (big data, internet of things, AIhọc máy), Cloud Computing được gọi là những công nghệ 4.0.

Nói một cách dễ hiểu, điện toán đám mây cho phép bạn thuê thay vì mua CNTT của mình. Thay vì đầu tư nhiều vào cơ sở dữ liệu, phần mềm và phần cứng thì các công ty lựa chọn truy cập điện toán của họ thông qua internet hoặc đám mây và trả tiền để sử dụng nó.

Các dịch vụ điện toán đám mây bao gồm: máy chủ, lưu trữ, cơ sở dữ liệu, mạng, phần mềm, phân tích và trí tuệ thông minh.

Điện toán đám mây cung cấp tốc độ, khả năng mở rộng và tính linh hoạt. Nó cho phép các doanh nghiệp phát triển, đổi mới và hỗ trợ các giải pháp CNTT trong kinh doanh.

Đối với các nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây:

Họ có trách nhiệm quản lý cơ sở hạ tầng CNTT của khách hàng. Họ tích hợp các ứng dụng và phát triển chức năng mới để bắt kịp với nhu cầu thị trường.

Đối với khách hàng:

Điện toán đám mây mang lại cho họ sự nhanh nhẹn, quy mô và linh hoạt hơn. Không cần đầu tư nhiều, họ có thể nhanh chóng truy cập vào các tài nguyên máy tính mà họ cần và chỉ trả tiền cho những gì họ sử dụng.

cloud computing là gì
Cloud Computing là gì?

Các loại điện toán đám mây

Mỗi loại điện toán đám mây yêu cầu mức độ quản lý và bảo mật khác nhau của khách hàng.

Cloud Computing được phân thành 3 loại cơ bản:

Đám mây công cộng (Public Cloud):

  • Được sở hữu và vận hành bởi nhà cung cấp dịch vụ đám mây thuộc bên thứ ba. Họ cung cấp dịch vụ điện toán như máy chủ và bộ nhớ tới khách hàng thông qua internet.
  • Khách hàng truy cập các dịch vụ và quản lý tài khoản của họ thông qua một trình duyệt web.
  • Trong mô hình này, người thuê có thể chia sẻ hệ thống CNTT của nhà cung cấp.

Đám mây riêng tư (Private Cloud):

  • Các dịch vụ điện toán đám mây được sử dụng riêng bởi một doanh nghiệp hoặc tổ chức.
  • Có thể được lưu trữ tại địa điểm của tổ chức hoặc thuê một nhà cung cấp dịch vụ bên thứ ba để lưu trữ.
  • Mô hình này cung cấp mức độ kiểm soát và bảo mật cao nhất.

Đám mây lai (Hybrid Cloud):

  • Sự kết hợp của đám mây công cộng và đám mây riêng tư.
  • Khách hàng có thể kết hợp lưu trữ thông tin quan trọng của doanh nghiệp trên máy chủ riêng của họ để bảo mật và kiểm soát tốt hơn. Đồng thời lưu trữ các thông tin thứ cấp tại các trung tâm dữ liệu của nhà cung cấp.

Các loại dịch vụ điện toán đám mây

Cloud Computing được chia thành 3 loại dịch vụ chính:

IaaS: 

  • Bạn thuê hệ thống CNTT (máy chủ, máy ảo, bộ nhớ, hệ điều hành) từ một nhà cung cấp theo dạng sử dụng bao nhiêu trả tiền bấy nhiêu.

SaaS: 

  • Cung cấp các ứng dụng phần mềm qua internet, theo yêu cầu và thường là trên cơ sở đăng ký.
  • Nhà cung cấp quản lý, đồng thời tiến hành các hoạt động bảo trì, nâng cấp và vá bảo mật.

PaaS:

  • Được thiết kế để giúp các nhà phát triển dễ dàng tạo nhanh các ứng dụng web hoặc ứng dụng trên thiết bị di động mà không cần lo lắng về việc thiết lập hoặc quản lý hệ thống máy chủ, lưu trữ, mạng và cơ sở dữ liệu cần thiết để phát triển.

Lợi ích của điện toán đám mây

Với giải pháp điện toán đám mây giúp các doanh nghiệp đáp ứng những thách thức của thời đại kỹ thuật số. 

Điện toán đám mây mang lại những lợi ích vượt trội so với hệ thống CNTT truyền thống như:

Chi phí: loại bỏ chi phí đầu tư.

Tốc độ: cung cấp không gian ngay lập tức để phát triển và thử nghiệm.

Quy mô toàn cầu: khả năng mở rộng quy mô một cách đàn hồi.

Năng suất: loại bỏ đi nhiều nhiệm vụ tốn thời gian và tập trung đạt được các mục tiêu kinh doanh quan trọng hơn.

Hiệu suất: giảm độ trễ mạng cho các ứng dụng khác và tính kinh tế theo quy mô lớn hơn.

Độ tin cậy: sao lưu dữ liệu và khôi phục sau thảm họa, dữ liệu được sao chép tự động trên mạng lưới của nhà cung cấp.

Bảo mật: dữ liệu, ứng dụng và hệ thống CNTT của bạn được bảo vệ khỏi các mối đe dọa.

DIGMAN GIẢI THÍCH

Trên đây là một số thông tin cung cấp những khái niệm cơ bản về Cloud Computing – Điện toán đám mây. Và chúng tôi là DIGMAN, với hy vọng mang đến những kiến thức hữu ích đến với độc giả đang có nhu cầu tìm hiểu về vấn đề này. 

Nếu có bất kỳ câu hỏi hay sự góp ý nào, bạn đừng ngần ngại mà hãy chia sẻ cho chúng tôi để bài viết thêm hoàn hảo hơn.

Góp Ý